Posts

Showing posts from July, 2023

PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN VÀ TRIẾT LÝ CỦA SỰ TĂNG TRƯỞNG

Image
I. Giới thiệu phương trình vi phân : Phương trình vi phân có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của Khoa học như Vật lý (nhiệt động lực học,cơ học chất lỏng điện từ học, Hóa học (tốc độ phản ứng hóa học,và phân rã phóng xạ), Sinh học (tốc độ tăng trưởng của vi khuẩn, thực vật và các hình thái sống khác nhau), Kinh tế học. và hầu hết các nghiên cứu khoa học hiện đại khác đều liên quan đến phương trình vi phân. Giả sử chúng ta có một hàm y = x² chúng ta có thể viết đạo hàm của nó là : dy/dx = 2x thông thường, chúng ta chỉ gọi "2x" là kết quả của đạo hàm. Tuy nhiên, nếu chúng ta viết đạo hàm và kết quả của nó hai vế khác nhau với dấu bằng ở giữa, hoặc viết dưới dạng hiệu, ví dụ : dy/dx - 2x = 0 thì đây chính là một phương trình vi phân. vậy theo định nghĩa dễ hiểu nhất, phương trình vi phân là một phương trình có chứa các đạo hàm, và mục tiêu của chúng ta là giải cho hàm ẩn. với phương trình dy/dx = 2x thì cách giải rất dễ, chúng ta chỉ cần tích phân hai vế và có được nghiệm y(x) = x...

TẠI SAO MỌI VẬT LẠI RƠI? THUYẾT TƯƠNG ĐỐI RỘNG

Image
Tại sao khi chúng ta buông một quả táo, nó lại rơi xuống mặt đất với gia tốc 9.8 m/s² ? Tại sao vạn vật lại hấp dẫn lẫn nhau? Tại sao các phi hành gia trên trạm vũ trụ quốc tế ISS cảm thấy không trọng lượng khi quay quanh Trái Đất? Giả sử có một cặp tình nhân là Alex và Bob cùng nhau đi thẳng lên phía trước và đi thẳng nhất có thể. cho dù họ đi trông bao lâu hoặc là đi xa cỡ nào, hai đường thẳng vẫn mãi là song song và không bao giờ hội tụ, trong lúc di chuyển hai người bạn tình liên tục đo khoảng cách giữa nhau, và nhận ra rằng nó không bao giờ thay đổi. Alex rất yêu Bob nhưng chẳng bao giờ có thể tiếp cận được Bob, ta gọi hai đường thẳng song song là vô nghiệm, và không hội tụ hay chia ly. Trong trường hợp này câu chuyện của Bob và Alex là một câu chuyện tình rất buồn! Bây giờ giả sử một cặp tình nhân khác là Jack và Victoria đi trên một bề mặt cong, ví dụ mặt cầu của trái đất. tại đây ta dùng tọa độ kinh tuyến/vĩ tuyến. Jack và Victoria xuất phát tại đường xích đạo cách nhau 1000 ki...

INVERSE SQUARE LAW VÀ TÌNH YÊU HÌNH CẦU CỦA VŨ TRỤ

Image
Mở đầu :  Theo lịch sử ghi nhận, vào năm 1645, một nhà thiên văn học người pháp Ismaël Bullialdus được cho là người đã đưa ra ý tưởng trọng lực giữa hai vật thể sẽ giảm xuống với tỉ lệ tương ứng với độ tăng khoảng cách giữa chúng bình phương. tuy nhiên sau đó thì sau đó ý tưởng này đã được phát triễn bởi hai nhà khoa học là Robert Hooke và cha đẻ của lực hấp dẫn , chính là ngài Isaac Newton. Sau đó Isaac Newton đã công bố tất cả những gì ông biết vào năm 1687 trong quyển sách Philosophiae Naturalis Principia Mathematica, và định luật của ông vẫn có giá trị thực tiễn cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên thì đây cũng chỉ là truyền thuyết lịch sử, vì Inverse Square Law xuất hiện khắp nơi trong tự nhiên và ai cũng có khả năng suy ra được nó nên thật lòng mà nói, khó mà biết được ai là cha đẻ thực sự của Inverse Square Law. Cũng có nhiều người cho rằng, nó đã được tìm ra bởi nhà toán học Johannes Kepler vào năm 1604, những định luật này Tiếng Anh gọi là (Optical Part Of Astronomy), Mặc dù Ke...

VÌ SAO LỰC TƯƠNG TÁC YẾU LẠI YẾU?

Image
  Mở đầu : Vũ trụ của chúng ta không chỉ là một thế giới được chi phối bởi một định luật duy nhất. nếu chúng ta nhìn về góc độ vĩ mô, chúng ta sẽ thấy các siêu cụm thiên hà nối chặt lại với nhau trong một mạng lưới khổng lồ có hình dạng tương tự như mạng lưới tế bào thần kinh của não. và ở ngay cạnh chúng ta, là nguyên nhân khiến cho quả táo rơi, đại diện cho cả xuân hạ thu đông, chính là lực hấp dẫn, lực "thống trị" của vũ trụ ở cấp độ vĩ mô. Tuy nhiên, ở mức độ vi mô, đi xuống những tế bào, đi xuống những phân tử, nguyên tử, các hạt hạ nguyên tử và các hạt cơ bản, thế giới của chúng lại được chi phối bởi những lực hoàn toàn khác, đó là lực điện từ, giúp giữ các liên kết hóa trị với nhau và đồng thời giữ các electron không rời xa hạt nhân nguyên tử. lực tương tác mạnh, tựa như băng dính, dán các proton và neutron nằm chặt chẽ trong hạt nhân. và cuối cùng là lực tương tác yếu chính là nguyên nhân đại diện cho sự phân rã của các hạt nhân nguyên tử, từ Carbon-14 đến Uranium-23...

Popular posts from this blog

KHÔNG-THỜI GIAN HYPERBOLIC | VÌ SAO KHÔNG THỂ ĐẠT VẬN TỐC ÁNH SÁNG?

TENSOR METRIC | PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHOẢNG CÁCH TRÊN MẶT CONG

ĐỘNG LƯỢNG 4 CHIỀU | VÌ SAO PHOTON CÓ NĂNG LƯỢNG MÀ KHÔNG CÓ KHỐI LƯỢNG?