PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN VÀ TRIẾT LÝ CỦA SỰ TĂNG TRƯỞNG

Hãy tưởng tượng bạn đang đứng yên cạnh một ga tàu hỏa và quan sát thấy một chiếc tàu hỏa đang di chuyển ở vận tốc 120 km/h.
trên chiếc tàu hỏa đó, có một hành khách đi bộ lên phía trước đến chỗ của bác tài để hỏi thời điểm tàu đến ga tiếp theo, hành khách này đi ở vận tốc 5 km/h.
Câu hỏi đặt ra ở đây là vận tốc của hành khách đi bộ trên tàu hỏa so với bạn là bao nhiêu?
Câu trả lời rất đơn giản đúng không nào? chúng ta chỉ cần cộng các vận tốc lại với nhau, ta có công thức :
với "v₁" của tàu hỏa so với bạn , còn "v₂" là vận tốc của hành khách đi bộ so với tàu hỏa, như vậy vận tốc của người đi bộ trên tàu hỏa so với bạn là V = (120 km/h + 5 km/h) = 125 km/h
Ngoại trừ, công thức này thật sự không đúng, (ít nhất là không chính xác tuyệt đối).
I. Ý nghĩa của phép biến đổi Galileo :
Hãy quay trở lại lịch sử.
Vào năm 1632, nhà thiên văn học người italia Galileo Galilei đã khám phá ra tính tương đối của chuyển động, ông là người đã đưa ra tiên đề cho chuyển động thẳng đều, đó là các định luật vật lý hoàn toàn giống nhau đối với mọi hệ quy chiếu có chuyển động thẳng đều, và không hệ quy chiếu nào đúng hơn hệ quy chiếu nào.
Phép biến đổi Galileo có thể được viết dưới dạng hai phương trình, một cái cho vị trí (x), một cái cho thời gian (t) như sau :
x = x' + vt'
t = t'
Để hiểu được các phương trình này, chúng ta hãy hình dung như sau.
hãy tưởng tượng bạn đang chạy xe gắn máy, và bạn muốn đo khoảng cách từ bụng bạn đến chìa khóa xe.
hãy gọi khoảng cách này là x'
từ hệ quy chiếu của bạn, mọi đo đạc của bạn về không gian và thời gian cho biết đại lượng x' này luôn cố định, vì bản thân của bạn gắn liền với chiếc xe máy, cho nên khoảng cách giữa bạn và chìa khóa xe không bao giờ thay đổi.
bây giờ giả sử có một cô gái đứng ngoài lề đường tên Alex, và cô ấy muốn đo đạc khoảng cách đến chiếc chìa khóa trong chiều chuyển động, cô ấy phải làm thế nào?
nếu chúng ta biết rằng tại thời điểm đo đạc bắt đầu xảy ra, khoảng cách giữa chìa khóa và bạn giống với khoảng cách giữa chìa khóa và Alex.
tức là đặt điều kiện (t₀ = 0 , x₀ = x')
thì khoảng cách giữa chiếc chìa khóa và Alex sẽ là đại lượng "x" , và đại lượng này sẽ tăng dần theo thời gian, do đó khoảng cách giữa Alex và chiếc chìa khóa là
x = (x' + vt')
với "v" là vận tốc của xe gắn máy.
còn (t') là thời gian trôi qua cho bạn (người ngồi trên xe).
như vậy đối với bạn, người ngồi trên xe gắn máy, khoảng cách giữa bạn và chiếc chìa khóa là x'
còn đối với Alex, thì khoảng cách giữa bạn và chiếc chìa khóa là x , và nó tăng dần theo thời gian.
Lưu ý : phép biến đổi Lorentz chỉ đo khoảng cách trong chiều chuyển động "x" , trên thực tế khoảng cách giữa Alex và chiếc chìa khóa có thể lớn hơn nếu khoảng cách giữa Alex và
chìa khóa có chiếm các chiều không gian (y,z) do định lý Pytago.
phép biến đổi này giả định rằng chiều không gian xét đến chỉ là chiều chuyển động mang ký hiệu x.
vậy đây chính là ý nghĩa của phép biến đổi Galileo!
vậy còn phương trình thứ hai , (t' = t) có ý nghĩa gì?
phương trình này chỉ cho chúng ta biết rằng thời gian là bất biến, do đó tốc độ trôi của thời gian là giống nhau so với bạn.
từ x = (x' + vt'), ta có thể suy ra phương trình cho vận tốc là :
Δx = (Δx' + vΔt')
Vt = Δx/Δt = (Δx'/Δt + v(Δt'/Δt))
và ta biết Δt' = Δt, ta có thể quy đồng và loại bỏ tất cả biến t và thu được :
Vt = v' + v
ta suy ra được phương trình cộng dồn vận tốc ở phần đầu của bài viết là :
Vt = (v₁ + v₂)
Ngoại trừ, sự thật hoàn toàn trái ngược.
Chúng ta biết rằng khi một vật di chuyển trong không gian đạt vận tốc gần vận tốc ánh sáng,
thì thời gian trôi qua cho vật đó càng chậm, do đó phương trình Galileo chỉ áp dụng được cho các vật di chuyển ở vận tốc chậm chạp trong đời sống hằng ngày của chúng ta mà thôi.
II : Cách mạng phép biến đổi Lorentz :
Vào năm 1905 , Albert Einstein công bố Thuyết Tương Đối Hẹp, tiếng anh Special Relativity
và hai phương trình cốt lõi của thuyết tương đối hẹp gọi là phép biến đổi Lorentz, chính là phiên
bản mở rộng của phép biến đổi Galileo.
Phép biến đổi Lorentz, được coi là cốt lõi cho thuyết tương đối hẹp, đã được Voigt phát minh vào năm 1887, được Lorentz
áp dụng vào năm 1904 và được Poincaré đặt tên vào năm 1906.
Tác giả không rõ vì sao phép biến đổi lại đặt tên theo tên của nhà vật lý Hendrik Lorentz
nhưng có thể nói, phép biến đổi Lorentz là hai phương trình cốt lõi nhất của Thuyết Tương Đối Hẹp có dạng như sau :
với "γ" đọc là gamma , chính là hệ số Lorentz.
γ = 1/sqrt(1-v²/c²)
hệ số Lorentz là một hàm của vận tốc, do đó ta có thể nhận thấy, khi vận tốc tiến đến vận tốc ánh sáng
thì γ sẽ tiến đến ∞ và hệ số Lorentz tỉ lệ thuận với năng lượng của vật thể chuyển động
E=γmc²
do đó khi một vật di chuyển với vận tốc càng gần vận tốc ánh sáng, năng lượng toàn phần nó mang được
càng cao.
như vậy một cách để giải thích vì sao các vật thể không thể đạt vận tốc ánh sáng, là năng lượng của vật đấy
sẽ tiến đến vô cùng trong lúc gia tốc lên vận tốc ánh sáng.
Tuy nhiên, mặc dù cách giải thích này đúng theo định nghĩa động học, nó không thể giải thích được
chuyện gì xảy ra.
Tại sao khi đạt vận tốc ánh sáng, γ = ∞ và rốt cuộc hệ số này có ý nghĩa gì?
hóa ra chúng ta có thể giải thích vì sao các vật thể không thể đạt vận tốc ánh sáng, mà không cần
phải thêm năng lượng vào.
trước hết hãy suy ra phương trình vận tốc từ phép biến đổi Lorentz.
chúng ta có
chúng ta có thể suy ra phương trình cộng vận tốc bằng cách chia hai vế cho nhau
với định nghĩa vận tốc tổng là Vt = Δx/Δt
Từ đây chúng ta có thể suy ra công thức cộng vận tốc tương đối là :
Vₜ = (v₁ + v₂)/(1+v₁v₂/c²)
do đó nếu một con tàu vũ trụ A đi ở vận tốc v₁ = 0.5c so với bạn, sau đó bắn ra một con tàu vũ trụ B khác di chuyển ở vận tốc v₂ = 0.5c so với con tàu A ban đầu.
thì vận tốc của tàu vũ trụ B so với bạn sẽ là :
Vₜ = (0.5c +0.5c)/(1+0.5c*0.5c/c²) = 0.8c , vẫn nhỏ hơn c, do đó công thức này chứng minh bạn không thể cộng dồn vận tốc để di chuyển nhanh hơn ánh sáng so với bất kỳ người quan sát nào.
III : Không-thời gian Hyperbolic
Vào năm 1908, cố vấn của Albert Einstein là Hermann Minkowski công bố một
mô hình cho thuyết tương đối hẹp của ông sử dụng hình học Hyperbolic :
ông nhận ra rằng công thức cộng vận tốc
(v₁ + v₂)/(1+v₁v₂/c²) rất giống biểu thức của tanh là :
tanh(θ₁+θ₂) = tanh(θ₁)+tanh(θ₂)/[1+tanh(θ₁)tanh(θ₂)]
Do bản thân tác giả đã quên cách chứng minh nên đành phải nhờ một người chứng minh dùm.
Đây là cách chứng minh biểu thức của tanh được chứng minh bởi Cao Mai Thanh Tam các bạn
có thể truy cập kênh Youtube của bạn ấy để xem các video giải tích và nếu các bạn muốn giải bài
tập có thể nhờ bạn ấy làm dùm bằng cách comment trên video,
bạn ấy là một người rất tốt bụng.
vậy biểu thức của tanh có thể được chứng minh như sau :
Figure A |
.
Thật sự rất cảm ơn tác giả!
ReplyDeleteTrong thời gian dài bị lạc hướng với đam mê vật lý và tối nay mình muốn sống lại đam mê thì tình cờ đọc bài việt của bạn trên page Vietnam Phys.
Mong bạn có thể ra thật nhiều bài viết hay khác nhé.
Cảm ơn bạn! mình rất vui vì bạn đã thích.
Delete