Posts

Showing posts from August, 2023

PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN VÀ TRIẾT LÝ CỦA SỰ TĂNG TRƯỞNG

Image
I. Giới thiệu phương trình vi phân : Phương trình vi phân có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của Khoa học như Vật lý (nhiệt động lực học,cơ học chất lỏng điện từ học, Hóa học (tốc độ phản ứng hóa học,và phân rã phóng xạ), Sinh học (tốc độ tăng trưởng của vi khuẩn, thực vật và các hình thái sống khác nhau), Kinh tế học. và hầu hết các nghiên cứu khoa học hiện đại khác đều liên quan đến phương trình vi phân. Giả sử chúng ta có một hàm y = x² chúng ta có thể viết đạo hàm của nó là : dy/dx = 2x thông thường, chúng ta chỉ gọi "2x" là kết quả của đạo hàm. Tuy nhiên, nếu chúng ta viết đạo hàm và kết quả của nó hai vế khác nhau với dấu bằng ở giữa, hoặc viết dưới dạng hiệu, ví dụ : dy/dx - 2x = 0 thì đây chính là một phương trình vi phân. vậy theo định nghĩa dễ hiểu nhất, phương trình vi phân là một phương trình có chứa các đạo hàm, và mục tiêu của chúng ta là giải cho hàm ẩn. với phương trình dy/dx = 2x thì cách giải rất dễ, chúng ta chỉ cần tích phân hai vế và có được nghiệm y(x) = x...

ĐỘNG LƯỢNG 4 CHIỀU | VÌ SAO PHOTON CÓ NĂNG LƯỢNG MÀ KHÔNG CÓ KHỐI LƯỢNG?

Image
Mở đầu :  Chào mừng các bạn đọc giả đã quay trở lại. hôm nay chúng ta sẽ thảo luận về quan hệ  động lượng-4  trong không-thời gian Hyperbolic và phương pháp để suy ra phương trình hoàn thiện của E=mc ² bài viết này hơi mang tính nâng cao một chút trong khuôn khổ thuyết tương đối hẹp, nhưng có một sự thật là, những thứ đơn giản thì không bao giờ hoàn thiện. do đó để có một sự hiểu biết triệt để về các hiện tượng vật lý, chúng ta cần phải đào sâu vào cốt lõi của vấn đề. Trước hết chúng ta bắt đầu với câu hỏi như sau : Năng lượng là đại lượng vô hướng hay đại lượng vector? Rõ ràng, câu trả lời là "đại lượng vô hướng" đúng không? Tuy nhiên, định nghĩa này chỉ đúng trong vật lý cổ điển mà thôi. Trong thuyết tương đối hẹp, khái niệm về năng lượng đã thay đổi, do đó năng lượng không đơn thuần chỉ là đại lượng vô hướng, mà đã trở thành một đại lượng vector. trong thuyết tương đối rộng (General Relativity), năng lượng chính là một Tensor trong không-thời gian 4 chiều với 16 thành ...

KHÔNG-THỜI GIAN HYPERBOLIC | VÌ SAO KHÔNG THỂ ĐẠT VẬN TỐC ÁNH SÁNG?

Image
Hãy tưởng tượng bạn đang đứng yên cạnh một ga tàu hỏa và quan sát thấy một chiếc tàu hỏa đang di chuyển ở vận tốc 120 km/h. trên chiếc tàu hỏa đó, có một hành khách đi bộ lên phía trước đến chỗ của bác tài để hỏi thời điểm tàu đến ga tiếp theo, hành khách này đi ở vận tốc 5 km/h. Câu hỏi đặt ra ở đây là vận tốc của hành khách đi bộ trên tàu hỏa so với bạn là bao nhiêu? Câu trả lời rất đơn giản đúng không nào? chúng ta chỉ cần cộng các vận tốc lại với nhau, ta có công thức : V t = (v₁ + v₂) với "v₁" của tàu hỏa so với bạn , còn "v₂" là vận tốc của hành khách đi bộ so với tàu hỏa, như vậy vận tốc của người đi bộ trên tàu hỏa so với bạn là V = (120 km/h + 5 km/h) = 125 km/h Ngoại trừ, công thức này thật sự không đúng, (ít nhất là không chính xác tuyệt đối). I. Ý nghĩa của phép biến đổi Galileo : Hãy quay trở lại lịch sử. Vào năm 1632, nhà thiên văn học người italia Galileo Galilei đã khám phá ra tính tương đối của chuyển động, ông là người đã đưa ra tiên đề cho chuyển...

Popular posts from this blog

KHÔNG-THỜI GIAN HYPERBOLIC | VÌ SAO KHÔNG THỂ ĐẠT VẬN TỐC ÁNH SÁNG?

TENSOR METRIC | PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHOẢNG CÁCH TRÊN MẶT CONG

ĐỘNG LƯỢNG 4 CHIỀU | VÌ SAO PHOTON CÓ NĂNG LƯỢNG MÀ KHÔNG CÓ KHỐI LƯỢNG?